Bếp ga đã và đang là một trong những thiết bị gia dụng mà hầu hết các gia đình Việt sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có rất nhiều người không thể lý giải được việc tại sao bếp ga lửa đỏ và không thể tự khắc phục được vấn đề trên. Chính vì thế, chúng tôi đã tìm hiểu và sẽ giúp bạn giải đáp khúc mắc này.
Những nguyên nhân lý giải cho việc tại sao bếp ga lửa đỏ
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những vấn đề tồn tại trong quá trình sử dụng bếp ga tại sao bếp ga lên lửa đỏ của mỗi gia đình hiện nay.
Đầu đốt chưa từng được vệ sinh đúng cách
Trong quá trình bạn nấu ăn chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc dây những vết bẩn từ dầu mỡ hay thức ăn xuống bộ phận đầu đốt làm chúng bị bám và không còn sạch sẽ như ban đầu. Việc này sẽ khiến cho ngọn lửa tiếp xúc và gây hiện tượng màu đỏ. Mỗi khi vệ sinh bếp bạn cũng cần chú ý tới việc làm sạch phần đầu đốt để chúng được hoạt động một cách tốt nhất.
Bạn có thể sử dụng một số những hướng dẫn vệ sinh giải quyết sự cố tại sao bếp ga bị đỏ lửa mà chúng tôi sẽ đưa ra như dụng cọ để cọ nhẹ phần đầu đốt. Bạn nên chú ý lực tay để tránh làm hỏng bề mặt đầu đốt. Những vết dầu mỡ cứng đầu hay các vết bẩn sẽ được làm sạch đáng kể và chắc chắn câu hỏi tại sao bếp ga lửa đỏ vì nguyên nhân đầu đốt sẽ được giải quyết. Đối với các sản phẩm bếp có đầu đốt dính liền sản phẩm, hãy chú ý dùng khăn lau sạch các vết thực phẩm sau khi nấu và bếp đã nguội, trước khi mang đi cất giữ.
Do khí ga đốt chưa hết
Đây cũng là một trong số các nguyên nhân bạn có thể hiểu được tại sao bếp ga bị lửa đỏ. Không gian tại bếp của bạn không đủ lớn khiến cho sự ổn định khi cháy của khí ga. Lượng oxy có trong không khí thấp, không được lưu thông dẫn tới việc nguồn lửa không được xanh như ban đầu. Với lý do này bạn có thể đang gián tiếp làm hao hụt và gây lãng phí lượng ga.
Cách khắc phục có thể dùng được với trường hợp này là bạn nên tạo được sự thông thoáng tại nơi nấu nướng, điều đó sẽ giúp cho việc hạn chế lãng phí và muội đen bám vào đáy nồi. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể điều chỉnh mức ga của mình phù hợp, ngọn lửa sẽ không chuyển qua màu đỏ quá nhiều, việc đó giúp bạn có thể tiết kiệm được lượng ga không hề nhỏ và các thiết bị gia dụng cũng không bị bám khói đen. Tuy nhiên, không gian thoáng đãng cũng cần tránh gió lùa gây tắt lửa hoặc lãng phí nhiệt lượng đun nấu.
Bình ga có chứa nhiều tạp chất
Đây có lẽ sẽ là nguyên nhân phổ biến nhất mà người dùng có thể vô tình gặp phải. Khi bạn đã kiểm tra và xem xét các tình huống trên không hề xảy ra thì bạn nên xem lại địa chỉ cung cấp ga có thực sự uy tín hay không.
Để kiếm được lợi nhuận cao, nhiều cơ sở đã dùng các loại gas chưa qua lọc tạp chất đầy đủ, dẫn đến khí ga trong bình không được đảm bảo. Đây có thể nói là một lý do khách quan hay cũng có thể nói là một lý do chủ quan từ việc tìm hiểu và lựa chọn cơ sở tốt nhất.
Việc đảm bảo cho sự an toàn trong khi sử dụng ga trong gia đình là cực kỳ cần thiết, bạn không những là một người nội trợ đảm đang mà còn có thể là một người thông minh trong tiêu dùng khi biết tránh và hạn chế nhất những rủi ro.
Nếu sử dụng gas bình 12kg, chúng tôi khuyến nghị bạn dùng gas Saigon Petro, kiểm tra tem niêm phong bình gas và chọn các cửa hàng uy tín, có mặt bằng và bảng hiệu đầy đủ. Nếu dùng chai gas mini, chúng tôi khuyến khích không sử dụng chai gas đã bơm sạc lại, trừ phi thiết kế chai gas là Inox 100% và cho phép sạc lại. Tuy nhiên hàm lượng gas trongchai sạc lại thường không đảm bảo chất lượng vì hiện nay các cơ sở sạc lại gas tại Việt Nam hầu như chưa đủ giấy phép và phương tiện an toàn.
Đáy dụng cụ nấu nướng bám bẩn
Một chú ý nữa cho việc tìm kiếm nguyên nhân tại sao bếp ga lửa đỏ đó là bạn có thể kiểm tra lại chính các vật dụng như xoong, nồi, chảo có bề mặt đáy sạch sẽ hay không. Khi bề mặt đó không sạch, bị bám những vết dầu mỡ, bụi bẩn còn vướng lại thì chắc chắn khi tiếp xúc với ngọn lửa chúng sẽ tạo ra hiện tượng bếp ga lửa đỏ và khói.
Để tránh hay hạn chế nguyên nhân tại sao bếp ga lửa đỏ này, bạn hãy vệ sinh nồi thật kỹ lưỡng, đừng bỏ qua lớp đáy của dụng cụ. Việc vệ sinh cẩn thận cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình nấu ăn.
Dị vật trong ống dẫn ga, Đường thông gió của đầu đốt
Đây là một nguyên nhân trong vấn đề tại sao bếp ga cháy lửa đỏ, đối với người tiêu dùng thông thường, lý do này khó có thể được phát hiện. Bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các nhân viên tại cơ sở uy tín để tìm hiểu và sửa chữa vấn đề tại sao bếp ga có lửa đỏ này. Mõi 03-05 năm, bạn nên thay dây dẫn gas 01 lần, đây cũng là tuổi thọ vòng đời sản phẩm được thiết kế, quá tuổi, dây dẫn gas sẽ xơ cứng và nguy cơ xì, nứt đường ống có thể xảy ra, dẫn đến hoả hoạn hay nhiều tai nạn đáng tiếc khác.
Một nguyên nhân thứ hai, cực kỳ quan trọng hơn mà chỉ có các nhân viên kỹ thuật nắm rõ. Ở đường dẫn gas vào đầu đốt, thường bi bám các dị vật như bụi thông thường trong không khí hoặc thậm chí là các sinh vật như gián, kiến, mạng nhện – nếu gian bếp của bạn quá mất vệ sinh.
Hãy thỉnh thoảng kiểm tra, nếu bạn không đủ tự tin để vệ sinh nó (bằng tăm bông hoặc các vật mềm), có thể nhờ đến nhân viên kỹ thuật mỗi lần thay bình gas mới.
Lưu ý khi sửa chữa và khắc phục sự cố bếp ga lửa đỏ
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng lửa đỏ hầu hết đều từ phía người tiêu dùng, vậy nên cách khắc phục bạn cũng có thể tự mình giải quyết. Tuy nhiên, với một số trường hợp bạn cần lưu ý việc nên vặn khóa an toàn của bình ga để đảm bảo quá trình sửa chữa diễn ra thuận lợi nhất.
Và tốt hơn hết, nếu không có chuyên môn, bạn hãy tìm những cơ sở uy tín để “chọn mặt gửi vàng”, họ sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.
Chúng tôi đã giới thiệu tới bạn một số những nguyên nhân, cách khắc phục vấn đề phổ biến “tại sao bếp ga lửa đỏ” diễn ra tại hầu hết các gia đình sử dụng bếp ga là thiết bị nấu nướng. Hãy là một người nội trợ, một người tiêu dùng thông minh nhất khi tự tay khắc phục và tự tin hơn khi chăm sóc chiếc bếp gas thân yêu của mình nhé.
- 03 CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ DẦU MỠ TRONG BỮA ĂN CỦA BẠN
- 11 thói quen xấu trong nhà bếp cần loại bỏ ngay lập tức để tránh rắc rối
- Đặc điểm của Nồi nhôm, Lịch sử của nồi Anod, Ceramic
- 5 bí mật khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ
- Gợi ý dụng cụ nấu ăn an toàn cho sức khỏe không thể thiếu trong căn bếp hiện đại (P.1)