Thay vì mỗi ngày mình thải ra một lượng rác lớn và đem vứt chúng đi tốn nhiều thời gian dọn dẹp thì tại sao chúng ta không giảm thải số lượng đó và tái chế lại những thứ cần thiết. Chính những suy nghĩ này tôi luôn nghĩ ra những ý tưởng mới để giảm rác thải nhà bếp và công sức của mình. Đó là những ý tưởng gì ? Bạn có thể tham khảo bài viết này. Và nếu như bạn có những ý tưởng mới hay hơn để làm giảm rác thải trong nhà bếp thì có thể chia sẻ chúng tôi ở phần bình luận bên dưới nhé!
Những cách làm giảm rác thải trong nhà bếp
1.Tái chế lại những hộp thực phẩm mang đi
Trên thực tế những hộp nhựa mang thức ăn đi sẽ được bỏ sau khi sử dụng xong. Tuy nhiên, tôi có thể tái sử dụng chúng lại bằng việc rửa sạch lau khô phơi nắng để bay mùi và sử dụng để làm khay đứng nước đá trong tủ lạnh hoặc đựng đồ ăn thừa hôm đó cất vào tủ lạnh.
Những chiếc hộp có dạng tròn kích thước nhỏ rất thích hợp bỏ vào trong lò vi sóng
Những món ăn chế biến sẵn và để đông sử dụng trong 1 tuần rất quen thuộc với những người đi làm đúng không ? Việc tái sử dụng những hộp thực phẩm này còn có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoảng nhỏ tiền để mua chúng.
2. Mua thực phẩm với một lượng lớn.
Nếu bạn hay có thói quen mua số lượng lớn các món ưa thích như hạt,ngũ cốc, trà hay dầu ăn để tiết kiệm chi phí thì đó là một phương án hay và cũng giảm thiểu được 1 lượng rác thải như chai lọ …
Bạn hãy gia tăng danh sách các thực phẩm khô có thể mua số lượng lớn này để dự trữ lâu ngày. Thay vì bạn mua một túi nhỏ thì bạn hãy mua một túi lớn để dùng trong thời gian dài . Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy những chai nhỏ chiết ra sử dụng.
3.Tận dụng trái cây để làm nước ép hoặc sinh tố để uống .
Thường khi dọn dẹp tủ lạnh sẽ dư ra một ít trái cây lâu ngày nhưng không biết chế biến ra sao. Một lời đề nghị là bạn nên kết hợp chúng với nhau thành các món nước ép hay sinh tố mới lạ gây hứng thú cho người thân của gia đình đặc biệt là các bạn nhỏ thay vì mình ăn chúng theo thói quen thông thường.
Đối với nước ép trái cây để quá lâu và gần hết hạn sử dụng thì bạn có thể biến chúng thành món kem tuyết kết hợp với một số bánh cookie chuẩn hiệu homemade.
4. Sử dụng hộp nhựa hay thủy thay thế màng bọc thực phẩm
Hiện tại sản phẩm màng bọc thực phẩm rất được nhiều bà nội trợ sử dụng bởi tính tiện nghi của nó nhưng việc lam dụng qua mức thì không nên. Sử dụng nhiều dẫn đến lượng rác thải ra mỗi ngày nhiều hơn do đó để chuyển dần thói quen sử dụng màng bọc bằng các hộp nhựa hay khay thủy tinh để đựng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh là điều cần làm.
5.Sáng tạo từ các vật dụng bỏ đi
Những thứ chai lọ bạn nghĩ không thể tận dụng được thì hãy sáng tạo chúng thành một vật dụng mới phục vụ cho việc khác của bạn.
Ví dụ những bình nước sả có thể tái chế thành xẻng nhựa xúc đất, chậu trồng cây, hay thùng đựng vật dụng linh tinh. Nếu bạn có thể tận dụng những đồ vật này biến chúng trở nên có ích hơn thì bạn có thể tiết kiệm được thêm một ít chi phí thay vì phải bỏ tiền ra những vật dụng chuyên dụng này.
6. Hạn chế quá trình chín củ quả bằng túi đông lạnh
Rau củ quả của bạn đã chín và bạn không ăn kịp như thường lệ bạn sẽ bỏ chúng đi hoặc chia cho người khác dùng. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng cách này để bảo quản rau củ của bạn đó là cho chúng vào túi đông lạnh bảo quản ở nhiệt độ thấp và có thể lấy ra rã đông sử dụng cho những ngày tiếp theo mà không cần phải tốn phí mua thực phẩm mới.
7. Tận dụng những rác thải hữu cơ để làm phân bón
Có lẽ bạn đã nghe ý tưởng này khá nhiều nhưng chưa biết thực hiện ra sao thì có thể làm theo những cách sau.
Đối với vỏ trứng gà sau khi dùng xong bạn có thể rửa sạch và phơi khô sau đó bạn đem đi nghiền được một hỗn hợp giàu canxi. Hỗn hợp này cực kỳ tốt cho cây trồng trong vườn nhà.
Nếu là vỏ các loại củ hay rễ rau bạn có thể chôn chúng trong một hồ đất sau nhà để làm phân bón sạch hữu cơ cho cây trồng.
8. Sử dụng nhãn ghi chú
Bạn nên sử dụng một nhãn ghi chú để theo dõi được những món ăn mình lên lịch nấu cũng như những thực phẩm chưa sử dụng hết trong hôm nay. Việc này có thể tốn một ít thời gian nhưng nó có thể giúp bạn không cần băn khoăn về hôm sau với những câu hỏi: ” Ngày mai mình nấu món gì ? hay Còn những loại rau củ nào chưa sử dụng trong tủ ” Có thể bạn sẽ nói tôi có thể dùng trí nhớ để làm những công việc này tuy nhiên đến một lúc nào đó bạn sẽ cần đến nó và cảm thấy dễ dàng hơn khi không cần phải để tâm đến những điều này mỗi ngày.
9. Bảo quản rau mùi
Rau mùi có lẽ là thực phẩm không dùng lâu dù bạn đã bảo quản chúng thật kỹ và đúng cách. Tuy nhiên bạn nên thử cách này. Sau khi rửa sạch và để ráo nước ta cho rau cùng với dầu vào khay cấp đông như những viên đá bạn hay dùng.. Mỗi khi cần chiên một món nào đó bạn có thể lấy 1 viên ra để chế biến. Thật nhanh và đơn giản đúng không.
Với hành ngò bạn cũng nên thử như vậy bạn có thể cắt chúng ra và chia theo lượng nhỏ vừa ăn và đem vào bảo quản ở tủ đông khi nào cần thì chỉ lấy ra dùng.
Chính những phương pháp bảo quản khoa học đã giúp bạn hạn chế thải ra lượng rác không hề tưởng tượng ra đấy.
10. Hạn chế sử dụng đồ dùng 1 lần
Túi nilon có thể được xem là một loại túi quốc dân vì tính ứng dụng nó khá cao trong cuộc sống. Nhưng bạn có biết nilon có thời gian phân hủy khá lâu và gây ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. Do đó thay vì bạn sử dụng chúng để đựng thức ăn bạn có thể dùng một chiếc túi cói thân thiện môi trường để đựng chúng. Đối với ống hút cũng vậy, bạn nên trang bị riêng cho mình một chiếc ly kèm ống hút riêng để có thể tái sử dụng trong những lần sau .
Hy vọng bài biết có thể chia sẻ được một số mẹo hay giúp chị em có thể làm giảm lượng rác thải trong nhà bếp hằng ngày. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm một số Tip hay về nhà bếp bạn có thể tham khảo ở mục tin tức của Dr.HOW’S nhé!
Nguồn : Tham Khảo