Những thói quen trong bếp tưởng chừng bình thường, vô hại thì lại đang tiềm ẩn những rủi ro. Đặc biệt trong quá trình nấu nướng nếu bạn chỉ cần thực hiện sai kỹ thuật có thể sẽ phải gánh hậu quả nặng nề. Do đó để đảm bảo an toàn và tạo ra được những món ăn hoàn hảo bạn cần loại bỏ ngay 11 thói quen xấu trong nhà bếp sau đây.
Làm nóng chảo không đúng cách
Đối với những món ăn cần được nấu ở nhiệt độ trung bình hoặc trung bình thấp thì bạn sẽ phải đảm bảo nhiệt độ chảo phù hợp nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình nấu nướng bạn cũng sẽ mong muốn có được một món ăn chín tới để giữ nguyên được chất dinh dưỡng vốn có và hương vị thơm ngon. Vì vậy điều bạn cần làm chính là để chảo nóng trên bếp trong 1 – 2 phút.
Thời gian lý tưởng nhất bạn nên làm nóng chảo chính là trong khoảng 1 – 2 phút. Nếu để thời gian quá lâu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng chảo. Đặc biệt có một số loại chất liệu chảo không thích hợp khi làm nóng ở nhiệt độ quá cao và trong trường hợp không nấu thực phẩm bởi nhiệt độ sẽ làm hư hỏng chảo. Do đó tùy vào loại chảo bạn dùng mà sẽ có những cách làm nóng chuẩn nhất.
Nấu thực phẩm ở nhiệt độ quá cao
Một trong những thói quen xấu trong nhà bếp mà nhiều người thường mắc phải chính là nấu thực phẩm ở nhiệt độ quá cao. Họ nghĩ rằng nhiệt độ cao sẽ giúp thực phẩm nhanh chín hơn từ đó tiết kiệm được thời gian cũng như năng lượng. Tuy nhiên đây lại là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Theo đó, việc làm nóng chảo trước khi nấu là điều cần thiết nhưng để chảo ở nhiệt độ quá nóng lại không phải làm việc làm đúng đắn. Trong quá trình nấu nướng nhiệt độ quá cao có thể khiến thực phẩm chín quá hoặc bị khét. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của món ăn. Nếu bạn đang nấu món bánh kếp thì trước khi đổ mẻ bánh thứ hai bạn cần cho lửa nhỏ xuống.
Làm sạch chảo gang bằng xà phòng
Quá nhiều xà phòng sẽ khiến chiếc chảo gang dày dặn, chống dính của bạn bị ảnh hưởng. Trên thực tế bạn có thể làm sạch chảo gang bằng xà phòng nhưng là với một lượng nhỏ. Nếu bạn nghĩ xà phòng sẽ loại bỏ được những thực phẩm thừa bám trên bề mặt chảo thì hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế, những thức ăn thừa bám vào chảo bạn có thể làm sạch bằng cách ngâm chảo vào nước ấm, có thể sử dụng bọt biển để làm sạch. Điều này không chỉ giúp chảo sạch hơn mà còn không làm ảnh hưởng tới chất lượng chảo.
Không tôi dầu vào chảo giữa các lần sử dụng
Đối với những loại chảo chống dính thì việc giữ gìn lớp chống dính là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt trong quá trình nấu nướng, dụng cụ nấu nướng, gia vị, cọ rửa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp chống dính. Vì vậy ngay sau khi nấu nướng xong bạn cần rửa sạch chảo bằng một ít xà phòng (càng ít càng tốt) và tiến hành tôi dầu.
Tôi dầu thực chất là việc bạn quét một lớp dầu thực vật lên bề mặt lớp chống dính của chảo. Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ và có thể lau xung quanh bề mặt của chảo. Việc tôi dầu này sẽ giúp chất lượng lớp chống dính tốt hơn, bền lâu hơn trong quá trình sử dụng.
Không để thịt nghỉ ngơi
Rất ít người để thịt nghỉ ngơi sau khi nấu. Đây cũng là một trong nhiều thói quen xấu trong nhà bếp mà bạn cần loại bỏ. Đặc biệt khi nấu món bít tết, ngay sau khi nấu xong bạn cần để thịt nghỉ ngơi một chút. Vì nếu bạn tiến hành ăn hoặc cắt ngay khi đó thì miếng thịt rất dai.
Trên thực tế, khi bạn nấu một miếng thịt, nước của thịt sẽ chảy xung quanh bề mặt của chúng. Nếu tiến hành cắt ngay khi đó, phần nước sẽ đổ ra ngoài khá nhiều. Việc cho thịt nghỉ ngơi trong khoảng thời gian lý tưởng là 5 phút sẽ giúp nước ngấm trở lại vào miếng thịt. Từ đó thịt sẽ thơm ngon hơn, ngọt hơn. Một mẹo nhỏ là bạn có thể ủ thịt khi vừa nấu xong truong một miếng giấy nhôm. Chúng sẽ giúp bạn có thể thưởng thức một món thịt tuyệt hảo.
Không cắt nhỏ phô mai
Những loại pho mai vụn cất giữ trong tủ lạnh thường được bao phủ một lớp xenlulo. Đây là một chất chống đóng cục được sử dụng để giúp phô mai không bị dính vào nhau khi bảo quản trong túi. Tuy nhiên chính chất xenlulo này sẽ khiến những món ăn của bạn bị ảnh hưởng ít nhiều.
Do vậy nếu bạn hay chế biến các món ăn có sự xuất hiện của phô mai thì hãy lựa chọn những loại phô mai nguyên miếng. Khi nấu bạn hãy cắt, thái nhỏ chúng ra. Việc chế biến như vậy sẽ giúp bạn tạo ra được những món ăn ngon và tròn vị nhất.
Quên thêm muối khi nấu mì
Một thói quen xấu trong nhà bếp mà bạn cũng cần khắc phục chính là quên bỏ muối vào mì. Thông thường các món mì như mì ống thường khá nhạt. Vì vậy để tăng hương vị đậm đà, khi nấu mì ống hãy bỏ thêm một chút muối. Muối sẽ giúp mì có vị hơn và tạo ra được món ăn hoàn hảo nhất.
Không chuẩn bị nguyên liệu trước khi nấu nướng
Nếu bạn nấu những món ăn đòi hỏi có nhiều bước, công đoạn như khuấy, đánh bông… thì chắc chắn bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc không chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trước khi nấu cũng sẽ khiến bạn trở nên vất vả hơn và món ăn đôi khi không được ngon như ý muốn. Vì vậy để tránh rắc rối phát sinh bạn hãy chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trước khi nấu.
Làm sạch gà trước khi nấu nướng
Làm sạch gà, một việc làm tưởng chừng như cực kỳ đúng thì lại khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Trong quá trình rửa thịt gà, những vi khuẩn trên các dụng cụ nấu nướng có thể xâm nhập vào gà. Vì vậy bạn không nên rửa thịt gà khi còn sống.
Không sắp xếp tủ lạnh đúng cách
Sắp xếp tủ lạnh không đúng cách có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề. Vì vậy bạn cần sắp xếp và phần loại thực phẩm chín, thực phẩm sống đúng với khu vực của chúng. Đặc biệt nên bảo quản kín để tránh gây ảnh hưởng tới không gian chung trong tủ lạnh.
Không thường xuyên thay miếng rửa bát (bọt biển)
Miếng rửa bát là nơi ẩn chứa, sản sinh nhiều vi trùng. Vì vậy bạn cần thay chúng thường xuyên mỗi tháng để đảm bảo mang đến sự sạch sẽ nhất cho những dụng cụ nấu nướng.
Những thói quen trên chắc chắn sẽ rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên hay thay đổi từ từ và loại bỏ 11 thói quen xấu trong nhà bếp trên để giúp có được những trải nghiệm hoàn hảo nhất trong căn bếp của mình.